Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

5.0/5 (1 votes)

Trong mỗi ngành nghề kinh doanh tại Việt Nam đều phải tuân thủ những tiêu chuẩn riêng theo đúng luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam. Vậy tiêu chuẩn là gì? Có những quy định nào về luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam? 

Các tiêu chuẩn Việt Nam là gì? Cùng Luật Doanh Nghiệp khám phá và tìm hiểu ngay tại bài viết này nhé.

Tiêu chuẩn

1. Tiêu chuẩn là gì?

Theo Luật số 68/2006/QH11 của Quốc hội, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam quy định về khái niệm tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật như sau:


1.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật là gì?

Tiêu chuẩn là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý dùng làm chuẩn để phân loại, đánh giá sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của các đối tượng này.

Tiêu chuẩn do một tổ chức công bố dưới dạng văn bản để tự nguyện áp dụng.

1.2 Quy chuẩn kỹ thuật là gì?

Quy chuẩn kỹ thuật là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khoẻ con người; bảo vệ động vật, thực vật, môi trường; bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yêu cầu thiết yếu khác.

Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng.

2. Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam

Theo Luật 2006 68/2006/QH11 quy định về các tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật như sau:


2.1 Đối tượng áp dụng

Điều 5 – Luật 2006 68/2006/QH11 quy định đối của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật gồm có:

  • Sản phẩm, hàng hoá.
  • Dịch vụ.
  • Quá trình.
  • Môi trường.
  • Các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế - xã hội.

2.2 Nguyên tắc hoạt động của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật

Điều 6 – Luật 2006 68/2006/QH11 quy định các nguyên tắc cơ bản của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật như sau:

  • Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế.
  • Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải đáp ứng yêu cầu về an toàn, an ninh quốc gia, vệ sinh, sức khoẻ con người, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có liên quan, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên.
  • Hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phải bảo đảm công khai, minh bạch, không phân biệt đối xử và không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại. Việc xây dựng tiêu chuẩn phải bảo đảm sự tham gia và đồng thuận của các bên có liên quan.
  • Việc xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật phải:

+/ Dựa trên tiến bộ khoa học và công nghệ, kinh nghiệm thực tiễn, nhu cầu hiện tại và xu hướng phát triển kinh tế - xã hội.

+/ Sử dụng tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, trừ trường hợp các tiêu chuẩn đó không phù hợp với đặc điểm về địa lý, khí hậu, kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam hoặc ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia.

+/ Ưu tiên quy định các yêu cầu về tính năng sử dụng sản phẩm, hàng hóa; hạn chế quy định các yêu cầu mang tính mô tả hoặc thiết kế chi tiết.

+/ Bảo đảm tính thống nhất của hệ thống tiêu chuẩn và hệ thống quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam.  

2.3 Hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn

Điều 10 - Luật 2006 68/2006/QH11 quy định hệ thống tiêu chuẩn và ký hiệu tiêu chuẩn của Việt Nam bao gồm:

  • Tiêu chuẩn quốc gia, ký hiệu là TCVN.
  • Tiêu chuẩn cơ sở, ký hiệu là TCCS.

2.4 Hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật

Điều 26 - Luật 2006 68/2006/QH11 quy định về hệ thống quy chuẩn kỹ thuật và ký hiệu quy chuẩn kỹ thuật gồm có:

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ký hiệu là QCVN.
  • Quy chuẩn kỹ thuật địa phương, ký hiệu là QCĐP.

3. Tiêu chuẩn Việt Nam là gì?

Tiêu chuẩn Việt Nam là các tiêu chuẩn do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và các bộ, ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. 


Tiêu chuẩn Việt Nam viết tắt là TCVN, trong đó TC là tiêu chuẩn, VN là Việt Nam. Đây là ký hiệu tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam.

3.1 Các ngành nghề áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam

Hiện nay đã có hàng nghìn TCVN bao gồm tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản; thuộc các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, an toàn, điện, điện tử, công nghệ thông tin...

3.2 Ký hiệu tiêu chuẩn Việt Nam

Ký hiệu tiêu chuẩn Việt Nam bao gồm số hiệu, năm công bố tiêu chuẩn đứng sau cụm từ viết tắt TCVN và được phân cách bằng dấu hai chấm (:). 

Ví dụ: TCVN 4980:2006 là ký hiệu của tiêu chuẩn quốc gia có số hiệu là 4980, được công bố năm 2006.

>> Các trường hợp đặc biệt về ký hiệu tiêu chuẩn việt nam:

  • Trường hợp tiêu chuẩn quốc gia hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế hoặc được xây dựng dưa trên tiêu chuẩn quốc tế thì thì ký hiệu tiêu chuẩn gồm ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia và ký hiệu của tiêu chuẩn quốc tế để trong ngoặc đơn, cách nhau khoảng trống một ký tự. 

Ví dụ: TCVN 111:2006 (ISO 15:1998).

  • Trường hợp khi tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) về hệ thống quản lý (ISO 9000, ISO 14000, ISO 18000 và các tiêu chuẩn về hệ thống quản lý khác) thì ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia bao gồm ký hiệu TCVN đứng trước, ký hiệu ISO đứng sau một ký tự, sau đó là số hiệu tiêu chuẩn ISO được chấp nhận và năm ban hành tiêu chuẩn quốc gia được phân cách bằng dấu hai chấm (:).

Ví dụ: ký hiệu TCVN ISO 14001:2006 là ký hiệu tiêu chuẩn quốc gia được xây dựng trên cơ sở chấp nhận hoàn toàn tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001 về hệ thống quản lý môi trường và được công bố vào năm 2006.

  • Trường hợp ký hiệu tiêu chuẩn Việt Nam thay thế bao gồm số hiệu của tiêu chuẩn quốc gia được thay thế, năm công bố tiêu chuẩn Việt Nam thay thế được phân cách bằng dấu hai chấm (:) và được đặt sau ký hiệu TCVN.

Ví dụ: TCVN công bố năm 2006 để thay thế TCVN 289:2000 được ký hiện là TCVN 289:2006.

3.3 Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (STAMEQ) thành lập năm 1962 và là cơ quan trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (MOST), thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá.

Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ và là đại diện cho Việt Nam gia nhập thành viên nhiều tổ chức quốc tế như: 

  • Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO)
  • Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
  • Tổ chức Thương mại Thế giới, châu Á - Thái Bình Dương
  • Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)

a) Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

  • Chuẩn bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án và văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Tổ chức, lập và thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; phát triển các tiêu chuẩn quốc tế.
  • Xây dựng, duy trì và sử dụng các tiêu chuẩn đo lường quốc gia; quản lý đo lường hợp pháp.
  • Phối hợp với các cơ quan chức năng chủ trì kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước do Bộ khoa học và công nghệ chịu trách nhiệm.
  • Quản lý các hoạt động đánh giá sự phù hợp (bao gồm cả công nhận) và các cơ quan đánh giá sự phù hợp hoạt động tại Việt Nam.
  • Chuẩn bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt các chính sách, chiến lược, quy hoạch, chương trình, dự án, văn bản quy phạm pháp luật về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
  • Tổ chức, lập và thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia; phát triển các tiêu chuẩn quốc tế.
  • Xây dựng, duy trì và sử dụng các tiêu chuẩn đo lường quốc gia; quản lý đo lường hợp pháp.
  • Phối hợp với các cơ quan chức năng chủ trì kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước, nhập khẩu, lưu thông trên thị trường trong nước do Bộ Khoa học Công nghệ chịu trách nhiệm.
  • Quản lý các hoạt động đánh giá sự phù hợp (bao gồm cả công nhận) và các cơ quan đánh giá sự phù hợp hoạt động tại Việt Nam.

b) Địa chỉ Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng hoạt động tại 63 tỉnh thành của nước ta với hệ thống chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan quản lý nhà nước về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường tại địa phương.

Trong đó, trụ sở chính của Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng đặt tại địa chỉ: Số 8, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

>> Thông tin liên hệ:

Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng

  • Địa chỉ: Số 8, Hoàng Quốc Việt, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.
  • Tel: 024.37911641- 024.37911606
  • Fax: 024.37911595
  • Email: vptdc@tcvn.gov.vn

4. Các tiêu chuẩn Việt Nam và thế giới

Luật Doanh Nghiệp Việt Nam xin chia sẻ đến quý bạn đọc các tiêu chuẩn Việt Nam được áp dụng phổ biến hiện nay. Cùng tìm hiểu nhé.


4.1 Tiêu chuẩn ISO 9001

ISO 9001 là một tên gọi của tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng được phát triển và ban hành bởi ISO - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế.

ISO 9001 đưa ra các yêu cầu được sử dụng một khuôn khổ cho một Hệ thống quản lý chất lượng và đánh giá chứng nhận phù hợp với hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức.

Tiêu chuẩn ISO 9001 áp dụng tất cả các loại hình tổ chức, không phân biệt quy mô hay ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9001 luôn không ngừng cải tiến và thay đổi để đưa ra các yêu cầu hợp lý nhất với bối cảnh phát triển của nền kinh tế và xã hội. Các phiên bản của bộ tiêu chuẩn ISO 9001 gồm:

  • ISO 9001:1987: Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế/triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật).
  • ISO 9001:1994 (tương đương với TCVN ISO 9001:1996): Quản lý chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai, sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật.
  • ISO 9001:2000: Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.
  • ISO 9001:2008: Quản lý chất lượng - Các yêu cầu. 
  • ISO 9001:2015 (tương đương: TCVN ISO 9001:2015): Quản lý chất lượng - Các yêu cầu.

4.2 Tiêu chuẩn ISO 9001:2015

Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 là phiên bản mới nhất của bộ tiêu chuẩn ISO 9001 về hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu. Tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 được phát triển và ban hành vào ngày 24 tháng 9 năm 2015.

Bộ tiêu chuẩn ISO 9001: 2015 gồm các nội dung sau:

  • Phạm vi áp dụng.
  • Tài liệu viện dẫn
  • Thuật ngữ và định nghĩa
  • Bối cảnh của tổ chức
  • Sự lãnh đạo
  • Hoạch định
  • Hỗ trợ
  • Điều hành
  • Đánh giá kết quả hoạt động
  • Cải tiến.

4.3 Tiêu chuẩn 5574

Tiêu chuân 5574 là bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về Thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép do Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng biên soạn và đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 5574:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Liên bang Nga SP 63.13330.2012 và các sửa đổi đến năm 2018. TCVN 5574:2018 thay thế TCVN 5574:2012.

4.4 Tiêu chuẩn 4453

Tiêu chuẩn 4453 (hay còn được gọi là Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995) là bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối - quy phạm thi công và nghiệm thu. 

Tiêu chuẩn này áp dụng cho việc thi công bê tông do các tổ chức xây dựng thực hiện. Các công trình có công tác thi công bê tông do nước ngoài đầu tư hoặc liên doanh góp vốn, nếu không có các chỉ dẫn kỹ thuật riêng cũng áp dụng tiêu chuẩn này.

4.5 Tiêu chuẩn 4447

Tiêu chuẩn 4447 (hay còn được gọi là Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4447:2012) là bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về Công tác đất - Thi công và nghiệm thu. Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4447:2012 là phiên bản sửa đổi từ TCVN 4447:1987.

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu phải tuân theo khi thi công và nghiệm thu công tác đất theo phương pháp khô (bằng máy đào, xúc...), phương pháp ướt (bằng cơ giới thủy lực...), phương pháp khoan nổ mìn trong xây dựng, cải tạo nhà và công trình.

4.6 Tiêu chuẩn 4054

Tiêu chuẩn 4054 (hay còn được gọi là tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4054:2005) là bộ Tiêu chuẩn Việt Nam về Đường ô tô - Yêu cầu thiết kế.

Bộ Tiêu chuẩn này do Tiểu ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC98/SC2 Công trình giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng xét duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tiêu cầu về thiết kế xây dựng mới, caair tạo và nâng cấp đường ô tô. Các đường chuyên dụng như đường cao tốc, đường đô thị, đường công nghiệp và các loại đường các được thiết kế theo tiêu chuẩn ngành. Có thể áp dụng cấp đường thích hợp trong tiêu chuẩn này khi thiết kế đường giao thông nông thôn.

>> Các bạn xem thêm unesco viết tắt là gì?

Trên đây là bài viết về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật, hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.