Trang chủ

Luật doanh nghiệp

Luật kế toán

Tư vấn doanh nghiệp

Tra cứu MST

Kinh doanh

Thư viện online

Tin tổng hợp

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

Công ty có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Luật doanh nghiệp

5.0/5 (1 votes)
- 7

Công đoàn là một tổ chức đại diện cho một tập thể người lao động trong công ty. Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động. Vậy công ty có bắt buộc phải thành lập công đoàn không? Không thành lập công đoàn có bị phạt không?

Công ty có bắt buộc phải thành lập công đoàn không?

Tại bài viết này, Tân Thành Thịnh sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về công đoàn và giải đáp 2 câu hỏi bên trên. Cùng tìm hiểu nhé.

1. Công đoàn là gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi trên chúng ta cùng tìm hiểu khái niệm đúng về công đoàn và những quy định về công đoàn trong mỗi công ty nhé.


Căn cứ Điều 1, Luật công đoàn số 108-SL/L10, công đoàn là tổ chức quần chúng của giai cấp công nhân tự nguyện lập ra. Tất cả những người lao động chân tay và lao động trí óc làm công ăn lương, đều có quyền gia nhập Công đoàn. Công đoàn tổ chức theo đúng những nguyên tắc của điều lệ Tổng liên đoàn lao động Việt Nam.

Theo Điều 7 Luật Công đoàn 2012 quy định: Hệ thống tổ chức công đoàn hiện nay gồm có:

  • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
  • Công đoàn các cấp. 

Trong đó, công đoàn cơ sở là cấp được tổ chức trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có sử dụng lao động.

1.1 Vai trò và đặc điểm công đoàn trong công ty

Tại doanh nghiệp, công đoàn là một tổ chức tập hợp các đoàn viên trong công ty đại diện doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cán bộ công nhân viên tại công ty. Sau đây là những đặc điểm và vai trò của công đoàn:

a) Đặc điểm của công đoàn trong công ty

Công đoàn cơ sở là tổ chức hoạt đông động lập với công ty và người lao động để giải quyết những tranh chấp lao động, hạn chế của công nhân hoặc người lao động tự ý bỏ việc, làm việc không hết trách nhiệm, không tôn trọng cam kết, thoả ước lao động...với doanh nghiệp.

Khi công ty tuyển dụng nhân sự hoặc cho người làm công thôi việc phải báo cho Ban Chấp hành Công đoàn công ty biết. Trường hợp tuyển dụng hay cho thôi việc trái với chính sách và luật lệ của Chính phủ, hoặc trái với hợp đồng đã ký kết, Ban Chấp hành Công đoàn công ty có quyền can thiệp và yêu cầu xét lại.

Mỗi khi Công đoàn công ty bầu Ban Chấp hành Công đoàn thì báo danh sách các uỷ viên trong Ban Chấp hành cho giám đốc doanh nghiệp và các cán bộ lãnh đạo biết để đặt quan hệ công tác.

b) Vai trò công đoàn trong công ty

Công đoàn có vai trò vô cùng quan trọng đối với toàn thể cán bộ công nhân viên và cả doanh nghiệp, cụ thể như sau:

>> Đối với doanh nghiệp:

  • Cán bộ công đoàn sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt và phản hồi tâm tư, nguyện vọng của công nhân, lao động tại công ty để giúp ban lãnh đạo có chính sách sử dụng lao động tốt hơn, đảm bảo quyền lợi của cán bộ nhân viên và sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Công đoàn là cầu nối giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động như: đình công, khiếu nại, kiện tụng...
  • Nếu người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng, công đoàn sẽ đại diện công ty tổ chức đối thoại nhằm dung hòa cả 2 bên.  Vừa đảm bảo lợi ích doanh nghiệp, vừa bảo vệ người lao động.

>> Đối với người lao động tại công ty:

  • Là nơi giải quyết những khúc mắc của người lao động với doanh nghiệp.
  • Đề xuất giải pháp, bảo vệ quyền lợi của người lao động như bữa ăn, giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi, hệ thống bảo hộ sức khỏe, trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động... tại công ty
  • Công đoàn cùng tham gia với doanh nghiệp trong việc ký hợp đồng lao động cho người lao động với đầy đủ quyền lợi về bảo hiểm, chế độ làm việc...để đảm bảo cân bằng quyền và lợi ích giữa công ty và người lao động.
  • Tổ chức các chương trình du lịch, teambuilding để chăm lo đời sống của cán bộ công nhân viên.

1.2 Quy định về thành lập công đoàn

Điều 5 Nghị định 98/2014/NĐ-CP quy định về việc thành lập tổ chức công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp như sau:

  • Doanh nghiệp có từ 5 đoàn viên công đoàn, hoặc người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đủ điều kiện thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
  • Chậm nhất sau sáu tháng kể từ ngày doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động, công đoàn địa phương, công đoàn ngành, công đoàn khu công nghiệp, khu chế xuất phối hợp cùng doanh nghiệp thành lập tổ chức Công đoàn theo quy định của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn và Điều lệ Công đoàn Việt Nam để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.
  • Sau thời gian quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này, nếu doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn, công đoàn cấp trên có quyền chỉ định Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời của doanh nghiệp để đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể lao động.

>> Mức đóng đoàn phí, kinh phí công đoàn như sau:

  • Đối với doanh nghiệp: Dù không bắt buộc thành lập công đoàn nhưng hàng tháng, doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ đóng kinh phí công đoàn cùng thời điểm đóng BHXH bắt buộc cho người lao động. Cụ thể theo Điều 5 Nghị định 191/2013/NĐ-CP, doanh nghiệp phải đóng với mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH cho người lao động.
  • Nếu doanh nghiệp chậm đóng, đóng không đúng mức, không đủ số người thuộc diện phải đóng thì doanh nghiệp sẽ bị phạt tiền với mức từ 12% - 15% tổng số tiền phải đóng kinh phí công đoàn tại thời điểm lập biên bản và tối đa không quá 75 triệu đồng.
  • Đối với người lao động là đoàn viên: Một trong những nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu của đoàn viên công đoàn là đóng đoàn phí. Theo đó, hàng tháng, đoàn viên đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương và tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở (hiện tại, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng).

2. Thành lập công đoàn có bắt buộc không?

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 6 Luật Công đoàn 2012 quy định: công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện, tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Do đó thành lập công đoàn hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện, không có bất cứ sự ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với doanh nghiệp.


Công đoàn là tổ chức hoạt động độc lập, đại diện cho cán bộ công nhân viên lao động trong công ty trong việc bảo về quyền và lợi ích của mọi lao động. Đồng thời công đoàn cũng kết nối doanh nghiệp với người lao động đến gần nhau hơn, tạo điều kiện để xây dựng một doanh nghiệp vững mạnh, đời sống nhân viên đầy đủ, hạnh phúc.

Như vậy, việc thành lập công đoàn trong công ty là không bắt buộc, tuy nhiên trong mỗi doanh nghiệp hiện nay thì việc thành lập công đoàn là vô cùng cần thiết và hữu ích để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động cũng như làm cầu nối người lao động với doanh nghiệp.

3. Không thành lập công đoàn có bị phạt không?

Công đoàn được thành lập tự nguyện trên nhu cầu mong muốn của người lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trong doanh nghiệp. Do đó, công đoàn đóng vai trò hỗ trợ, vận động người lao động tham gia vào công đoàn và cầu nối với doanh nghiệp.


Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp không có quyền ép buộc người lao động phải thành lập công đoàn. Doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn.

Tuy nhiên, theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP, nếu người sử dụng lao động, cụ thể là doanh nghiệp vi phạm một trong những quy định về sử dụng lao động dưới đây thì vẫn bị phạt như bình thường:

  • Người sử dụng lao động gây khó khăn, cản trở người lao động thành lập, gia nhập hay tham gia hoạt động công đoàn hoặc người lao động có hành vi ép  người lao động phải thành lập công đoàn khi họ không có nhu cầu gia nhập cũng như hoạt động công đoàn. Trường hợp là cán bộ không chuyên trách của công đoàn khi hết hạn hợp đồng nhưng người lao động không gia hạn hợp đồng cho cán bộ vẫn đang trong nhiệm kỳ sẽ bị xử phạt hành chính từ mười triệu đồng đến mười lăm triệu đồng.
  • Nếu người sử dụng lao động không đảm bảo phương tiện cần thiết hoặc không bố trí nơi làm việc cho cán bộ công đoàn để thuận tiện cho hoạt động công đoàn thì người sử dụng lao động có thể bị xử phạt tư một triệu đồng đến ba triệu đồng.
  • Người sử dụng lao động còn có thể bị xử phạt từ năm triệu đồng đến mười triệu đồng nếu không thu xếp thời gian cho cán bộ công đoàn thực hiện nhiệm vụ công đoàn, không cho họ hưởng các quyền lợi giống như những người lao động khác trong cùng một tổ chức, trong thời gian hoạt động, thực hiện nhiệm vụ công đoàn không trả lương cho họ và thậm chí không cho cán bộ công đoàn cấp trên cơ sở vào cơ quan, tổ chức, đơn vị  để thực hiện công tác đoàn.

Do vậy, không thành lập công đoàn nhưng nếu doanh nghiệp vi phạm những quy định về việc sử dụng lao động tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP thì vẫn bị phạt hành chính với mức phạt có thể lên đến 10 triệu đồng.

4. Thủ tục thành lập công đoàn trong công ty

Để được thành lập công đoàn cơ sở trong công ty doanh nghiệp cần phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện bắt buộc và thực hiện thủ tục theo đúng quy định, cụ thể:


4.1 Điều kiện thành lập công đoàn

Các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động được thành lập công đoàn cơ sở tại công ty khi và chỉ khi đáp ứng 2 điều kiện quan trọng sau đây:

  • Có ít nhất 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Phải là loại hình doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

4.2 Các bước thành lập công đoàn cơ sở công ty

Có 3 bước thành lập công đoàn cơ sở công ty như sau:

a) Bước 1: Thành lập Ban vận động thành lập Công đoàn cơ sở

Điều kiện thành lập công đoàn cơ sở tại công ty:

  • Có từ ba người lao động trở lên đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
  • Người lao động (có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam) tự tập hợp, thống nhất bầu Trưởng ban công đoàn cơ sở.
  • Công đoàn cơ sở có trách nhiệm: tổ chức vận động thành lập Công đoàn cơ sở, vận động người lao động tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam, đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở hướng dẫn việc tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.

b) Bước 2: Tổ chức hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở

Các nội dung hội nghị thành lập công đoàn cơ sở gồm:

  • Báo cáo quá trình vận động người lao động gia nhập công đoàn và tổ chức thành lập Công đoàn cơ sở.
  • Báo cáo danh sách người lao động có đơn tự nguyện gia nhập công đoàn (hoặc danh sách những người đã là đoàn viên công đoàn hiện đang công tác tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp).
  • Tuyên bố thành lập Công đoàn cơ sở.
  • Bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
  • Thông qua chương trình hoạt động của Công đoàn cơ sở.
  • Đối với việc bầu cử Ban chấp hành tại hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải có số phiếu tán thành quá 1/2 so với số phiếu thu về. Phiếu bầu cử phải có chữ ký của trưởng ban vận động ở góc trái, phía trên phiếu bầu.

c) Bước 3: Nộp hồ sơ công nhận Công đoàn cơ sở

Sau khi kết thúc hội nghị thành lập công đoàn cơ sở, ban chấp hành công đoàn cơ cở gửi hồ sơ lên Liên đoàn lao động cấp huyện hoặc công đoàn ngành để được công nhận công đoàn. Hồ sơ công nhận công đoàn cơ sở gồm có:

  • Văn bản đề nghị công nhận đoàn viên, Công đoàn cơ sở, Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
  • Danh sách đoàn viên, kèm theo đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam của người lao động.
  • Biên bản hội nghị thành lập Công đoàn cơ sở.
  • Biên bản kiểm phiếu bầu Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.

Khi nhận được hồ sơ đề nghị, Liên đoàn lao động cấp huyện hoặc công đoàn ngành sẽ thẩm định tính hợp pháp của quá trình thành lập công sở. Nếu đủ điều kiện sẽ ra quyết định công nhận đoàn viên, công nhận Công đoàn cơ sở, công nhận Ban chấp hành.

Ngược lại nếu hồ sơ không đủ điều kiện sẽ yêu cầu bổ sung và thực hiện lại. Thời hạn xử lý và giải quyết hồ sơ trong vòng 15 ngày.

5. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh

Tân Thành Thịnh với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thành lập doanh nghiệp, báo cáo thuế - kế toán. Tân Thành Thịnh là một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ thành lập công ty được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn.


Hơn 17 năm trong ngành, Tân Thành Thịnh sở hữu đội ngũ nhân sự với nhiều kinh nghiệm, có năng lực chuyên môn cao, nhạy bén và xử lý mọi vấn đề một cách nhanh chóng, cam kết 100% thành công và mang lại sự hài lòng cho quý khách hàng.

Với những kinh nghiệm thực tế từ việc hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp ở nhiều ngành nghề khác nhau, đội ngũ nhân sự Tân Thành Thịnh sẽ tư vấn và giải đáp mọi vấn đề khi thành lập công ty, kể cả những vấn đề khó. 

Họ sẽ trực tiếp soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp, đại diện công ty làm việc với các cơ quan ban ngành nhà nước giúp mang lại hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian, chi phí.

5.1 Quy trình tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Tân Thành Thịnh

  • Bước 1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn khách hàng về mọi vấn đề liên quan đến pháp lý và quyền lợi, nghĩa vụ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 2: Chuẩn bị những giấy tờ liên quan, soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
  • Bước 3: Đại diện doanh nghiệp nộp hồ sơ thành lập.
  • Bước 4: Đại diện doanh nghiệp thực hiện hoàn tất cả thủ tục sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Bước 5: Đồng hành cùng doanh nghiệp hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh sau khi thành lập công ty.

5.2 Cam kết dịch vụ

Tân Thành Thịnh sẽ hỗ trợ quý khách hàng hoàn thành mọi thủ tục thành lập doanh nghiệp trước và sau khi cấp giấy phép kinh doanh, mang đến an tâm về mọi vấn đề pháp lý với:

  • Thời gian nhanh chóng.
  • Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp
  • Hỗ trợ tư vấn chi tiết các thông tin quan trọng, cần thiết khi thành lập doanh nghiệp như: đặt tên công ty không trùng lặp, địa chỉ đặt trụ sở chính, người đại diện pháp luật, ngành nghề đăng ký kinh doanh, hướng dẫn kê khai mức vốn điều lệ phù hợp nhất với doanh nghiệp….. theo đúng quy định pháp luật.
  • Tân Thành Thịnh hỗ trợ doanh nghiệp công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia, khắc con dấu công ty và công khai mẫu dấu đúng quy định và thời gian sau khi thành lập doanh nghiệp.

Đã có rất nhiều doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định và hoàn toàn không còn lo lắng gì về các vấn đề pháp lý, hồ sơ chứng từ khi thành lập doanh nghiệp. Còn bạn thì sao? Liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp nhé. Mọi thông tin chi tiết liên hệ:

>> Các bạn xem thêm công ty đại chúng là gì

Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh

  • Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
  • SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
  • Email: lienhe@tanthanhthinh.com

BÀI VIẾT LIÊN QUAN