Kinh doanh hộ gia đình là gì? Vai trò của hộ kinh doanh gia đình
Kinh doanh hộ gia đình là một trong những loại hình kinh doanh quy mô nhỏ phổ biến tại nước ta. Kinh doanh hộ gia đình thường do một cá nhân hoặc một hộ gia đình làm chủ và quản lý các hoạt động kinh doanh của mình.
Kinh doanh hộ gia đình
Vậy kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm nào? Những ai phù hợp kinh doanh mô hình hộ kinh doanh? Cùng Tân Thành Thịnh tìm hiểu chi tiết bài viết này nhé.
1. Kinh doanh hộ gia đình là gì?
Kinh doanh hộ gia đình là mô hình kinh doanh nhỏ thuộc sở hữu của tư nhân. Cá nhân hoặc hộ gia đình bao gồm các thành viên là công dân Việt Nam đã đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực pháp lý và các yêu cầu dân sự tự đứng lên làm chủ quản lý và vận hành mô hình kinh doanh của mình.
Kinh doanh hộ gia đình chỉ được phép đăng ký hoạt động kinh doanh trên một địa điểm cố định duy nhất, và được sử dụng không quá mười người lao động, và phải chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với những hoạt động kinh doanh.
1.1 Vai trò của kinh doanh hộ gia đình
Kinh doanh hộ gia đình là một trong những mô hình phổ biến ở nước ta, kinh doanh hộ gia đình hoạt động ở nông thôn gọi là kinh doanh hộ gia đình nông thôn, kinh doanh hộ gia đình hoạt động ở thành thị thường được gọi là tiểu thương.
Tùy theo đặc điểm, tính chất của từng khu vực, địa bàn hay vùng miền mà kinh doanh hộ gia đình phân loại theo trình độ sản xuất hàng hóa, khả năng tự chủ trong kinh doanh, mức độ đa dạng hàng hóa khác nhau.
- Kinh doanh hộ gia đình đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của nước ta, phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng ở nhiều phân khúc khác nhau.
- Với quy mô kinh doanh nhỏ, gọn, không tốn quá nhiều chi phí để đầu tư. Vốn vận hành không cao, chủ hộ hoặc các thành viên trong gia đình có thể thoải mái vận hành và quản lý mô hình kinh doanh dễ dàng hơn.
1.2 Các hình thức kinh doanh hộ gia đình
Ngày nay, pháp luật không quy định về các hình thức kinh doanh hộ gia đình nên các cá nhân, tổ chức lựa chọn mô hình này thoải mái lựa chọn các ngành nghề kinh doanh phù hợp. Sau đây là một số hình thức kinh doanh hộ gia đình phổ biến hiện nay:
- Kinh doanh quán ăn
- Kinh doanh dịch vụ giặt ủi
- Bán hàng tạp hóa
- Kinh doanh dịch vụ sửa chưa đồ điện tử
- Kinh doanh sản phẩm gia dụng
- Bán hàng online
- Phân phối mỹ phẩm online
- …
2. Đặc điểm kinh doanh hộ gia đình
Hãy cùng, Luật doanh nghiệp 2014 tìm hiểu về mô hình kinh doanh hộ gia đình có những đặc điểm đặc biệt như sau:
- Cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, không quy phạm quy định pháp luật hoàn toàn có thể đăng ký mô hình kinh doanh hộ gia đình.
- Quy mô kinh doanh nhỏ lẻ, số vốn vận hành thấp, đối với hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động thì phải chọn một địa điểm cố định để đăng ký hộ kinh doanh.
- Địa điểm đăng ký kinh doanh hộ gia đình phải có địa chỉ rõ ràng, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi đăng ký tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất, nơi đặt địa điểm thu mua giao dịch.
- Kinh doanh hộ gia đình không được phép xuất nhập khẩu.
- Cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình phải tự chịu trách nhiệm hoàn toàn về các hoạt động kinh doanh của mình. Đặc biệt người đại diện pháp luật là chủ hộ chịu trách nhiệm thực hiện mọi nghĩa vụ với nhà nước.
- Số lượng lao động giới hạn từ 10 người trở xuống. Nếu trên 10 người thì phải thực hiện chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Mô hình kinh doanh hộ gia đình không thể góp vốn nếu không phải là cá nhân hoặc thành viên thuộc hộ gia đình, trừ khi thành lập doanh nghiệp.
- Được quyền kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kể từ khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật và phải bảo đảm đáp ứng các điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động.
3. Những ai phù hợp kinh doanh mô hình hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh gia đình là một trong những mô hình kinh doanh phổ biến và được nhiều người lựa chọn. Hiện nay pháp luật không quy định đối tượng cụ thể được phép kinh doanh mô hình này. Do đó, tất cả những đối tượng đều có thể lựa chọn hộ kinh doanh để có thể kinh doanh và xây dựng sự nghiệp của mình.
Từ những đặc điểm nổi bật như mô hình kinh doanh nhỏ, dễ vẫn hành, vốn thấp… Tân Thành Thịnh xin chia sẻ đến bạn những đối tượng phù hợp với mô hình hộ kinh doanh gồm:
- Cá nhân, tổ chức hoặc những gia đình đang có dự định bắt đầu kinh doanh.
- Những gia đình, những cá nhân có nguồn vốn thấp.
- Hoặc những cá nhân, tổ chức muốn khởi nghiệp mà chưa đủ tự tin.
- …
4. So sánh doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình
Trước khi so sánh doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình giống và khác nhau như thế nào thì chúng ta phải hiểu rõ được khái niệm doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp gì?
4.1 Doanh nghiệp nhỏ là gì? Tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ là những doanh nghiệp có quy mô hoạt động nhỏ, có nguồn vốn vận hành thấp. Số lượng lao động và doanh thu mỗi năm thấp. Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh khác nhau mà có những quy định về số lượng lao động và doanh thu cụ thể cho doanh nghiệp nhỏ.
Theo Điều 6, Nghị định số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018 của Chính phủ, những tiêu chí đánh giá doanh nghiệp nhỏ là:
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
- Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Vậy doanh nghiệp nhỏ thường là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty tnhh 1 thành viên có quy mô hoạt động với một số lượng nhỏ các nhân viên và khối lượng tương đối thấp về doanh số bán hàng.
Doanh nghiệp nhỏ và hộ kinh doanh gia đình đều là những mô hình kinh doanh nhỏ, phù hợp với những nhóm đối tượng khởi nghiệp hoặc kinh doanh với vốn thấp. Nhưng đặc điểm của các loại hình doanh nghiệp hoàn toàn khác nhau.
4.2 Điểm giống nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình
- Mô hình nhỏ, phù hợp với những đơn vị khởi nghiệp, vốn thấp.
- Pháp lý đơn giản, chế độ kế toán đơn giản.
4.3 Điểm khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình
Doanh nghiệp nhỏ có thể là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty tnhh 1 thành viên. Do vậy, để giúp bạn phân biệt sự khác nhau giữa doanh nghiệp nhỏ và kinh doanh hộ gia đình thì Tân Thành Thịnh sẽ phân biệt trực tiếp 3 mô hình kinh doanh là doanh nghiệp tư nhân, công ty tnhh 1 thành viên và kinh doanh hộ gia đình nhé.
a) Chủ sở hữu và trách nhiệm pháp lý
- Hộ kinh doanh: do cá nhân hoặc một nhóm, một hộ gia đình làm chủ cùng nhau chịu mọi trách nhiệm về hoạt động và sự phát triển của doanh nghiệp.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: do 1 cá nhân làm chủ, tự góp vốn và chịu toàn bộ quyền lợi, trách nghiệm của hoạt động doanh nghiệp.
- Công ty tnhh 1 thành viên: là cá nhân hoặc tổ chức tự góp vốn và đăng ký kinh doanh. Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi góp vốn vào doanh nghiệp.
b) Quy mô kinh doanh
- Hộ kinh doanh: số lượng người lao động không quá 10 người.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: không giới hạn quy mô, số người lao động.
- Công ty tnhh 1 thành viên: không giới hạn quy mô, số người lao động.
c) Địa điểm kinh doanh
- Hộ kinh doanh: chỉ mở tại một địa điểm kinh doanh nhất định.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.
- Công ty tnhh 1 thành viên: được mở nhiều địa điểm, chi nhánh.
d) Pháp nhân và con dấu
- Hộ kinh doanh: không có tư cách pháp nhân và không có con dấu.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: không có tư cách pháp nhân nhưng có con dấu riêng.
- Công ty tnhh 1 thành viên: có tư cách pháp nhân và con dấu đầy đủ.
e) Quyết định trong doanh nghiệp
- Hộ kinh doanh: cá nhân hoặc nhóm cá nhân, gia đình cùng tham gia quyết định trong hoạt động kinh doanh.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt kinh doanh của doanh nghiệp.
- Công ty tnhh 1 thành viên: Chủ sở hữu toàn quyền quyết định mọi hoạt động kinh doanh hoặc cũng có thể thuê người quản lý, điều hành công ty.
f) Cơ quan đăng ký thành lập
- Hộ kinh doanh: đăng ký tại Phòng Kế hoạch và Đầu tư cấp huyện.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: đăng ký ở Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
- Công ty tnhh 1 thành viên: đăng ký ở Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh.
g) Chủ thể thành lập
- Hộ kinh doanh: công dân Việt Nam đủ 18 tuổi.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài (đáp ứng các điều kiện về hành vi thương mại của pháp luật Việt Nam)
- Công ty tnhh 1 thành viên: có thể là người Việt Nam hoặc người nước ngoài (đáp ứng các điều kiện về hành vi thương mại của pháp luật Việt Nam)
h) Về cơ cấu tổ chức
- Hộ kinh doanh: cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình tự quản lý. Số lượng thành viên không quá 10 người.
- Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tự quản lý hoặc thuê người quản lý.
- Công ty tnhh 1 thành viên: Có thể lựa chọn 1 trong 2 mô hình sau:
+/ Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
+/ Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.
i) Việc phát hành chứng khoán và kêu gọi vốn
- Hộ kinh doanh: không phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, cá nhân tự kêu gọi vốn hoặc tự đầu tư vốn thêm.
- Doanh nghiệp tư nhân: không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, kêu gọi vốn cực kỳ khó khăn.
- Công ty tnhh 1 thành viên:chỉ không được phát hành cổ phiếu, có thể phát hành trái phiếu và huy động vốn dễ dàng hơn DNTN.
k) Về việc góp vốn
- Hộ kinh doanh: cá nhân hoặc các thành viên trong gia đình tự đăng ký và góp vốn cho đơn vị kinh doanh.
- Doanh nghiệp tư nhân: chủ doanh nghiệp tự đăng ký vốn đầu tư cho doanh nghiệp. Tài sản được sử dụng vào hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp tư nhân KHÔNG phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu cho chủ doanh nghiệp bởi DNTN chịu toàn bộ trách nhiệm pháp lý khi hoạt động kinh doanh.
- Công ty tnhh 1 thành viên: vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu góp trong vòng 90 ngày kể từ ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Chủ sở hữu phải thực hiện chuyển quyền sở tài sản góp vốn cho công ty theo đúng quy định.
l) Thủ tục chấm dứt hoạt động
- Hộ kinh doanh: chỉ cần nộp lại bản gốc giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh tại nơi đăng ký thành lập.
- Doanh Nghiệp Tư Nhân: theo luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể hoặc phá sản.
- Công ty tnhh 1 thành viên: theo luật doanh nghiệp về thủ tục giải thể hoặc phá sản.
5. Công ty tư vấn doanh nghiệp Tân Thành Thịnh
Tân Thành Thịnh là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, đăng ký hộ kinh doanh cá thể uy tín tại tphcm. Mọi vấn đề pháp lý ban đầu cho đến quy trình thành lập, cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và các thủ tục sau khi cấp phép thành công sẽ được Tân Thành Thịnh hỗ trợ trọn gói nhằm đảm bảo tối đa mọi quyền lợi cho khách hàng.
Đến với Tân Thành Thịnh bạn hoàn toàn có thể an tâm, chúng tôi cam kết 100% hỗ trợ khách hàng tư vấn và đăng ký thành lập hộ kinh doanh 100% thành công, đúng quy định pháp luật, tiết kiệm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Đội ngũ nhân sự chuyên môn cao sẽ trực tiếp tư vấn, soạn thảo hồ sơ và đại diện hộ kinh doanh làm việc với các cơ quan ban ngành một cách sát sao nhất để nhanh chóng giúp hộ kinh doanh đi vào ổn định và vận hành kinh doanh.
Nếu bạn có nhu cầu thành lập hộ kinh doanh? Bạn đang gặp khó khăn về các vấn đề thủ tục, pháp lý thì đừng ngần ngại liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với hơn 17 năm kinh nghiệm hỗ trợ hơn 20.000 doanh nghiệp có quy mô lớn nhỏ từ nhiều ngành nghề khác nhau, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ bạn.
5.1 Quy trình đăng ký hộ kinh doanh tại Tân Thành Thịnh
Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng hoàn toàn an tâm bởi quy trình làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng, giúp hộ kinh doanh nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh và phát triển. Quy trình đăng ký hộ kinh doanh tại Tân Thành Thịnh như sau:
- Tiếp nhận yêu cầu đăng ký hộ kinh doanh từ khách hàng.
- Tư vấn khách hàng các vấn đề liên quan đến hồ sơ, pháp lý.
- Chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo văn bản liên quan.
- Đại diện khách hàng nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh cấp huyện.
- Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp.
- Nhận Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và bàn giao cho khách hàng.
- Tư vấn và hoàn tất cả thủ tục liên quan sau khi nhận giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của hộ kinh doanh như các vấn đề về kê khai thuế, hóa đơn, hồ sơ, sổ sách….
5.2 Chính sách, cam kết
Quý khách hàng sẽ hoàn toàn an tâm khi sử dụng dịch vụ đăng ký hộ kinh doanh tại Tân Thành Thịnh bởi:
- Cam kết không phát sinh thêm bất kỳ chi phí nào khi sử dụng dịch vụ.
- Hỗ trợ trọn gói thủ tục, hồ sơ.
- Thời gian hoàn thành hồ sơ nhanh chóng.
- Đảm bảo đúng những quy định pháp luật.
- Tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc liên quan về pháp lý khi thành lập và vận hành.
- Đồng hành và hỗ trợ xử lý những vấn đề phát sinh.
Trên đây là bài viết về hộ kinh doanh có tư cách pháp nhân không, hi vọng với những thông tin trên sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích và giúp bạn hoàn toàn có thể tự tin lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp.
>> Các bạn xem thêm thành lập công ty cần bao nhiêu vốn
Nếu bạn còn thắc mắc gì những vấn đề trên hay đang tìm kiếm một đơn vị thành lập công ty uy tín vui lòng liên hệ trực tiếp Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ nhanh nhất nhé. Với kinh nghiệm hơn 17 năm trong lĩnh vực kế toán, thuế doanh nghiệp, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ VP TPHCM: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com