Trang chủ

Tư vấn doanh nghiệp

Du lịch Hải Đăng

Tôn lợp mái

Kinh doanh

Thư viện online

Rao vặt

Liên hệ

Đăng tin miễn phí

WTO và WCO là gì? Vai trò và nhiệm vụ của tổ chức WTO như thế nào?

5.0/5 (1 votes)
- 3

Có bao giờ bạn thắc mắc wto là gì? Wco là gì? Vai trò của wto là gì? Vai trò của wco là gì? Nếu bạn đang có những thắc mắc về thông tin của các tổ chức WTO, WCO thì cùng Luật Doanh Nghiệp tìm hiểu chi tiết ở bài viết này nhé.

Wto là gì?

1. WTO là tổ chức gì?

WTO là tổ chức thương mại thế giới có trụ sở đăt tại ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. 

Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do thương mại. (Theo wiki)


WTO viết tắt của từ tiếng anh World Trade Organization. WTO được thành lập theo Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới ký tại Marrakesh (Marốc) ngày 15-4-1994. WTO chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1-1-1995.

1.1 Nguồn gốc của tổ chức WTO? Hiệp định WTO là gì?

Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho thương mại giữa các nước.

Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT) ra đời và kế thừa từ những hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều chỉnh thương mại quốc tế tại hiến chương ITO mà Thượng Nghị Viện Hoa Kỳ không chấp nhập. GATT đóng vai trò là khung pháp lý chủ yếu của hệ thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó.

Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT được WTO kế thừa, quản lý, và mở rộng. Không giống như GATT chỉ có tính chất của một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể. WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995 và đi vào hoạt động.

1.2 Vai trò của WTO là gì?

Tổ chức thương mại thế giới có 2 vai trò quan trọng như sau:

a) Đàm phán

  • Là diễn đàn đàm phán các quy định thương mại quốc tế.
  • Phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận.

b) Giải quyết tranh chấp

  • Là một trọng tài giải quyết các tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan đến việc áp dụng quy định của WTO.
  • WTO có quyền lực đáng kể trong việc thực thi các quyết định của mình thông qua việc cho phép áp dụng trừng phạt thương mại đối với thành viên không tuân thủ theo phán quyết của WTO. Một nước thành viên có thể kiện lên Cơ quan Giải quyết Tranh chấp của WTO nếu như họ tin rằng một nước thành viên khác đã vi phạm quy định của WTO.

1.3 Nhiệm vụ của tổ chức WTO

Việc thành lập lên tổ chức thương mại quốc tế WTO này cũng phải thực hiện những nhiệm vụ cơ bản để mang lại nền thương mại toàn cầu ổn định, tự do, thuận lợi và minh bạch như mục đích ban đầu.

Sau đây là 4 nhiệm vụ cơ bản của tổ chức WTO

  • Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ đã được chỉ định. Đồng thời nếu có thêm các cam kết trong tương lai cũng sẽ được đảm bảo thúc đẩy và thực hiện cam kết.
  • Tạo ra 1 diễn đàn để các thành viên có thể tiếp tục đàm phán và ký kết các hiệp định hay cam kết mới về tự do hóa, đồng thời tạo những điều kiện thuận lợi cho thương mại toàn cầu.
  • Giải quyết các tranh chấp thương mại nếu giữa những thành viên tham gia tổ chức WTO này phát sinh.
  • Thực hiện rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên tham gia tổ chức này.

1.4 Tổ chức WTO có bao nhiêu thành viên?

Tính đến thời điểm Việt Nam chính thức gia nhập tổ chức WTO này vào 11.1.2007 thì số lượng thành viên của WTO là 150. Thành viên của tổ chức này có thể là quốc gia hoặc các vùng lãnh thổ tự trị về quan hệ ngoại thương.

Tính tới thời điểm hiện tại 2021, số lượng thành viên chính thức gia nhập tổ chức WTO đã lên tới 164 quốc gia (theo số liệu thống kê của wiki)

1.5  Cơ cấu tổ chức của WTO

Tất cả các thành viên WTO đều có thể tham gia vào các hội đồng, ủy ban của WTO, ngoại trừ Cơ quan Phúc thẩm, các Ban Hội thẩm Giải quyết Tranh chấp và các ủy ban đặc thù.

Cơ cấu tổ chức của WTO gồm 4 cấp như sau:

  • Cấp cao nhất: Hội nghị Bộ trưởng
  • Cấp thứ hai: Đại hội đồng
  • Cấp thứ ba: Các Hội đồng Thương mại
  • Cấp thứ tư: Các Ủy ban và Cơ quan

1.6 Các nguyên tắc của tổ chức WTO là gì?

Tổ chức WTO hoạt động dựa trên các nguyên tắc sau đây:

  • Không phân biệt đối xử.

+/ Đãi ngộ quốc gia: Không được đối xử với hàng hóa và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa và dịch vụ đó kém hơn mức độ đãi ngộ dành cho các đối tượng tương tự trong nước.

+/ Đãi ngộ tối huệ quốc: Các ưu đãi thương mại của một thành viên dành cho một thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên trong WTO.

  • Tự do mậu dịch hơn nữa: dần dần thông qua đàm phán.
  • Tính Dự đoán thông qua Liên kết và Minh bạch: Các quy định và quy chế thương mại phải được công bố công khai và thực hiện một cách ổn định.
  • Ưu đãi hơn cho các nước đang phát triển: Giành những thuận lợi và ưu đãi hơn cho các thành viên là các quốc gia đang phát triển trong khuôn khổ các chỉ định của WTO.
  • Thiết lập môi trường cạnh tranh bình đẳng cho thương mại giữa các nước thành viên.

1.7 Tổ chức WTO có bao nhiêu hiệp định?

Các thành viên WTO đã ký kết khoảng 30 hiệp định khác nhau điều chỉnh các vấn đề về thương mại quốc tế. Tất cả các hiệp định này nằm trong 4 phụ lục của Hiệp định về việc Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới được ký kết tại Marrakesh, Maroc vào ngày 15 tháng 4 năm 1994.

Bốn phụ lục đó bao gồm:

  • Các hiệp định quy định các quy tắc luật lệ trong thương mại quốc tế.
  • Cơ chế giải quyết tranh chấp.
  • Cơ chế rà soát chính sách thương mại của các nước thành viên.
  • Các thỏa thuận tự nguyện của một số thành viên về một số vấn đề không đạt được đồng thuận tại diễn đàn chung. 

Các nước muốn trở thành thành viên của WTO phải ký kết và phê chuẩn hầu hết những hiệp định này, ngoại trừ các thỏa thuận tự nguyện.

2. Wco là gì?

WCO là viết tắt của từ World Customs Organization – Là Tổ chức Hải quan thế giới. 


WCO là một tổ chức liên chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bao gồm phát triển các công ước, phương tiện và công cụ quốc tế về các chủ đề như phân loại hàng hóa, định giá, quy tắc xuất xứ, thu thuế hải quan, an ninh chuỗi cung ứng, tạo thuận lợi thương mại quốc tế, chống giả mạo nhằm hỗ trợ quyền sở hữu trí tuệ (IPR, Intellectual Property Rights), cưỡng chế ma túy, buôn bán vũ khí bất hợp pháp, khuyến khích toàn vẹn, và xây dựng năng lực bền vững để hỗ trợ cải cách hải quan và hiện đại hóa. (Theo Wiki)

Tổ chức Hải quan thế giới được thành lập vào năm 1952 với tên gọi là Hội đồng hợp tác hải quan. Năm 1994 Hội đồng hợp tác hải quan đã thông qua tên gọi chính thức của tổ chức là WCO. WCO có trụ sở tại Brussels, Bỉ.

2.1 Vai trò của WCO

Là một tổ chức quốc tế có chức năng liên quan tới các vấn đề hải quan. WCO duy trì danh mục hàng hoá Hệ thống Hài hoà quốc tế (HS), và quản lý các khía cạnh kỹ thuật của các Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về Định giá Hải quan và Quy tắc Xuất xứ. Vai trò chủ yếu của WCO:

  • Tạo nguồn thu thuế, phí xuất nhập khẩu.
  • Bảo vệ cộng đồng.
  • Đảm bảo an ninh và thuận lợi hoá thương mại.
  • Tạo lập cơ sở dữ liệu hàng hoá.

2.2 Nguyên tắc hoạt động của WCO

  • WCO là tổ chức phát triển trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm và hướng tới hành động. 
  • WCO tin tưởng quy trình thủ tục quản lý minh bạch và có thể thẩm tra được. 
  • WCO hỗ trợ các nước thành viên và đối tác về thương mại và xã hội. 
  • WCO tận dụng các lợi thế về công nghệ và đổi mới.

2.3 Tổ chức WCO có bao nhiêu thành viên?

Hiện tại, WCO có 177 nước thành viên toàn cầu, chiếm tới 98% thương mại thế giới. WCO là tổ chức quốc tế duy nhất có chức năng gắn kết các vấn đề hải quan toàn cầu và thể hiện tiếng nói chung cộng đồng hải quan quốc tế.

Trên đây là những thông tin bài viết về tổ chức WTO, WCO, hi vọng những gì mà Luật Doanh Nghiệp chia sẻ trên đây sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích và giá trị về 2 tổ chức lớn trên thế giới.

>> Các bạn xem thêm tên viết tắt các tổ chức

BÀI VIẾT LIÊN QUAN