Bảo hiểm xã hội là gì? Các quy định và cách tính, tra cứu bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Nhà nước. Bảo hiểm xã hội giúp đảm bảo thay thế hoặc chia sẻ rủi ro từ các nguồn quỹ nhằm bảo vệ người lao động khi họ mất khả năng làm việc.
Trong doanh nghiệp, bảo hiểm xã hội chiếm khoảng hơn 10% lương của người lao động và hơn 20% doanh nghiệp phải đóng/1 lao động.
Bảo hiểm xã hội
Tại bài viết này Tân Thành Thịnh giúp bạn hiểu rõ hơn về những quy định luật bảo hiểm xã hội và nắm vững những quyền lợi khi tham gia bảo hiểm cho một cá nhân. Đồng thời, biết được các mức đóng bảo hiểm và cách tính, tra cứu bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi của mình. Nào cùng tìm hiểu nhé.
1. Bảo hiểm xã hội là gì?
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
Bảo hiểm xã hội có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm an toàn đời sống cho người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội. Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi đất nước.
1.1 Phân loại bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội phân thành 2 loại là:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia. Do vậy khi tham gia lao động trong một doanh nghiệp, người lao động đều phải bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội.
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được quyền tự lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Ở loại hình bảo hiểm xã hội này, Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
1.2 Các chế độ bảo hiểm xã hội
Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:
a) Bảo hiểm xã hội bắt buộc
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có:
- Ốm đau
- Thai sản
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Hưu trí
- Tử Tuất
b) Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Có 2 chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện là
- Hưu trí
- Tử tuất
1.3 Lợi ích khi tham gia bảo hiểm xã hội
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng những lợi ích và giá trị sau:
- Được hưởng thời gian nghỉ và quyền lợi về bảo hiểm xã hội khi ốm đau hoặc con cái bệnh theo đúng quy định.
- Được nghỉ thai sản và hưởng quyền lợi khi sinh con.
- Người lao động cũng được hưởng quyền lợi bảo hiểm xã hội khi nhận nuôi con.
- Được hưởng quyền lợi hưu trí khi về già.
- Được hưởng quyền lợi nếu bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp.
- Được hưởng quyền mai táng và tiền tuất.
- Được hưởng chế độ hưu trí và lương hưu.
2. Quy định và luật bảo hiểm xã hội
Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các nghị định, thông tư bổ sung một số điều về bảo hiểm xã hội đã có những quy định cụ thể về BHXH như sau:
2.1 Mức đóng bảo hiểm xã hội
Theo nghị định mới nhất của Chính phủ ban hành (Nghị định 58/2020/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/7/2020) thì mức đóng BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm y tế (BHYT) được quy định như sau:
a) Đối với người lao động tại Việt Nam
Trường hợp doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TB&XH:
Trường hợp doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:
b) Đối với người lao động nước ngoài
Đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam chia thành 2 trường hợp dưới đây:
>> Từ nay đến hết năm 2021:
Trường hợp Doanh nghiệp gửi văn bản đề nghị được đóng vào quỹ TNLĐ-BNN với mức thấp hơn và có quyết định chấp thuận của Bộ LĐ-TN&XH:
Trường hợp Doanh nghiệp không có gửi văn bản đề nghị hoặc đã hết thời gian được đóng với mức thấp hơn:
>> Từ ngày 01/01/2022, đối với lao động nước ngoài, bổ sung thêm vào 02 bảng trên 2 lưu ý dưới đây:
- Người sử dụng lao động đóng 14% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
- Người lao động đóng 8% vào quỹ hưu trí, tử tuất.
2.2 Mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động
2.3 Cách tính bảo hiểm xã hội
Người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục tham gia đóng BHXH và một số trường hợp khác (chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu) có yêu cầu thì được nhận BHXH một lần.
a) Mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 60 Luật BHXH năm 2014, mức hưởng BHXH một lần tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;
- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện. (trừ những người bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng).
b) Công thức tính tiền bảo hiểm xã hội 1 lần
Theo Điều 19 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần được xác định theo công thức:
Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)
Trong đó:
- Mbqtl: Mức bình quân tiền lương.
- Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 - 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 - 11 tháng được tính là 01 năm.
- Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.
c) Công thức tính mức bình quân tiền lương bảo hiểm xã hội
Mbqtl = (Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm) : Tổng số tháng đóng BHXH
Theo Điều 2 Thông tư 23/2020/TT-BLĐTBXH, mức điều chỉnh tiền lương tháng đóng BHXH của người lao động áp dụng từ 01/01/2021 đến hết 31/12/2021 như sau:
2.4 Cách tra cứu bảo hiểm xã hội
Có 2 cách tra cứu bảo hiểm xã hội hiện nay là: tra cứu trực tuyến trên website bảo hiểm xã hội hoặc nhắn tin bằng điện thoại.
a) Cách tra cứu bảo hiểm xã hội trực tiếp
Các này chỉ áp dụng đối với người lao động đã đăng ký SĐT với cơ quan BHXH, khi áp dụng cách này bạn hoàn toàn có thể tra cứu đầy đủ thông tin một cách cụ thể. Cách thực hiện như sau:
- Bước 1: Truy cập website tra cứu BHXH tại https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/
- Bước 2: Nhập các thông tin theo form hướng dẫn. Có thể nhập đầy đủ thông tin theo yêu cầu hoặc chỉ nhập những thông tin yêu cầu bắt buộc có dấu (*) gồm:
+/ Tỉnh/ TP (*): theo nơi đăng ký thường trú
+/ Họ tên (*): Lựa chọn Gõ tên "không dấu" hoặc "có dấu" tùy theo yêu cầu.
+/ Nhập Mã số BHXH hoặc CMND
- Bước 3: Bấm vào tra cứu
- Bước 4: Sau đó bạn có thể tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bằng link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/tra-cuu-dong-bao-hiem.aspx
b) Cách tra cứu bảo hiểm xã hội bằng tin nhắn
Cách này áp dụng đối với trường hợp người lao động không đăng ký SĐT với cơ quan BHXH hoặc đã thay đổi SĐT mà chưa cập nhật. Bạn có thể thực hiện tra cứu bằng các bước sau đây:
- Bước 1: Tra mã số BHXH (Nếu ai nhớ mã số BHXH của mình rồi thì có thể bỏ qua bước này. Nếu quên có thể thực hiện tra cứu bằng website trực tuyến ở cách 1 bằng việc nhập thông tin tỉnh/tp và họ tên là có thể tra cứu được mã số bảo hiểm)
- Bước 2: Sử dụng điện thoại gửi tin nhắn để tra cứu quá trình tham gia BHXH. Cước phí mỗi tin nhắn là 1.000 đồng/tin nhắn.
- Bước 3: Soạn tin nhắn theo từng trường hợp:
+/ Cần tra cứu tổng thời gian đã tham gia BHXH thì thực hiện với cú pháp: BH
+/ Cần tra cứu thời gian tham gia BHXH theo năm. Soạn tin theo cú pháp: BH
+/ Cần tra cứu thời gian tham gia BHXH theo khoảng thời gian Cú pháp tra cứu như sau: BH
Tuy nhiên, trong giới hạn tin nhắn, bạn sẽ không xem được chi tiết thông tin BHXH của mình như mức lương tính đóng BHXH bắt buộc, khoảng thời gian đã đóng. Do vậy, bạn cần liên hệ với doanh nghiệp để cập nhật số điện thoại với cơ quan BHXH để được thực hiện tra cứu với đầy đủ thông tin.
3. Các câu hỏi thường gặp bảo hiểm xã hội
Trong quá trình hỗ trợ việc thực hiện hoàn tất cả hồ sơ bảo hiểm xã hội cho các doanh nghiệp, Tân Thành Thịnh luôn gặp rất nhiều câu hỏi thắc mắc về bảo hiểm xã hội. Tại đây, chúng tôi xin tổng hợp và giải đáp những câu hỏi thường gặp nhất để quý khách hàng có thêm thông tin hữu ích nhé.
3.1 Không đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, HĐLĐ giữa người lao động và doanh nghiệp luôn là hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng đóng BHXH bắt buộc, trong đó có người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, nếu người lao động thuộc đối tượng bắt buộc phải đóng BHXH thì dù muốn hay không cũng phải thực hiện đóng đầy đủ theo quy định.
Trường hợp nếu không thực hiện đóng đúng quy định sẽ bị xử phạt theo Điều 38 Nghị định 28/2020/ND-CP như sau:
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với NLĐ có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia BHXH bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
- Phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động với hành vi đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà không phải là trốn đóng.
- Doanh nghiệp sẽ phải nộp số tiền lãi bằng 2 lần mức lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian không đóng.
3.2 Đóng bảo hiểm xã hội bao lâu thì được rút?
Luật bảo hiểm xã hội không quy định thời gian đóng bảo hiểm tối thiểu, tuy nhiên theo Điều 7 và Điều 9 Quyết định số 595/QĐ-BHXH thì Thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để được rút bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm hiện hành là từ 01 tháng cho đến dưới 20 năm (trừ các trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định).
3.3 Thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu?
Người lao động đóng đủ 20 năm BHXH tự nguyện trở lên thì được hưởng hưởng chế độ lương hưu. Trường hợp người lao động đã đủ điều kiện về tuổi nhưng thời gian đóng BHXH chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu. Do vậy, thời gian đóng bảo hiểm xã hội để hưởng lương hưu là đủ 20 năm.
Trên đây là bài viết về bảo hiểm xã hội, hi vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích. Nếu bạn đang gặp khó khăn về việc thực hiện các hồ sơ bảo hiểm xã hội cho doanh nghiệp? Bạn không biết thực hiện các thủ tục báo giảm, báo tăng bhxh cho doanh nghiệp thì liên hệ ngay Tân Thành Thịnh để được tư vấn và hỗ trợ nhé.
Tân Thành Thịnh cung cấp dịch vụ hồ sơ, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giúp hỗ trợ tư vấn nghiệp vụ liên quan đến báo giảm, báo tăng, đăng ký lao động tham gia bảo hiểm…. nhằm hợp lý hóa các chi phí mà DN thực tế đã chi nhằm giảm mức thuế phải nộp cho DN và đảm bảo quyền lợi cho lao động, nhân viên tham gia công tác tại doanh nghiệp.
Đến với Tân Thành Thịnh, quý khách hàng sẽ được chúng tôi cam kết:
- Hỗ trợ tư vấn chuyên nghiệp
- Thời gian nhanh chóng.
- Tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
- Chi phí cố định, không phát sinh trong quá trình sử dụng dịch vụ.
- Trực tiếp thực hiện mọi thủ tục, hồ sơ về bảo hiểm xã hội, hợp đồng lao động cho người lao động tại doanh nghiệp.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội. Tân Thành Thịnh luôn sẵn sàng hỗ trợ mọi khách hàng. Vì thế hãy nhấc máy liên hệ ngay chúng tôi với số hotline 0909 54 8888 để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất nhé.
>> Các bạn xem thêm thuế khoán là gì
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 | Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com