Kế toán doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?
Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, ngoài việc xây dựng chiến lược kinh doanh thì bộ phận kế toán phải làm rất nhiều việc để có công tác tổ chức hệ thống kế toán chuẩn nhất.
Kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập
Vậy kế toán cho doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì? Doanh nghiệp mới thành lập cần phải đóng những loại thuế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những vấn đề này, các bạn cùng tham khảo nhé!
1. Doanh nghiệp mới thành lập cần làm những gì?
Ngay sau khi doanh nghiệp nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Thì hệ thống thông tin dữ liệu của Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia đã ghi nhận ngay tình trạng doanh nghiệp đang hoạt động.
Và đồng thời cơ quan thuế và các cơ quan liên quan cũng sẽ cập nhật được tình trạng của doanh nghiệp.
Vì thế, doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện những công việc mà doanh nghiệp mới cần làm để tránh bị phạt hành chính nếu thực hiện chậm. Dưới đây là những công việc mà kế toán của doanh nghiệp mới cần thực hiện.
1.1 Đăng bố cáo thành lập doanh nghiệp
Sau khi nhận được Giấy phép kinh doanh, trong thời hạn 30 ngày kế toán doanh nghiệp phải thực hiện đăng bố cáo thành lập công ty. Các bạn có thể đăng bố cáo trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh Sở Kế hoạch – Đầu tư hoặc Thông qua Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
1.2 Khắc con dấu
Sau khi doanh nghiệp thành lập và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Kế toán đi khắc con dấu của công ty theo yêu cầu của chủ doanh nghiệp tại cơ quan khắc dấu. Thời gian hoàn thành việc khắc dấu là 1 – 2 ngày làm việc.
Sau khi đã khắc dấu xong, kế toán thực hiện đăng bố cáo để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh.
1.3 Mở tài khoản ngân hàng, mua chữ ký số
Doanh nghiệp cần đăng ký tài khoản ngân hàng (để nộp tiền thuế điện tử) và mua chữ ký số (token), để khai thuế qua mạng.
Sau khi hoàn tất các thủ tục và có được tài khoản ngân hàng, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục thông báo tài khoản ngân hàng tới Sở Kế hoạch và Đầu tư.
1.4 Kê khai thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
Trường hợp doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh việc khai thuế GTGT được thực hiện theo quý. Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch tiếp theo sẽ căn cứ theo mức doanh thu bán hàng hoá, dịch vụ của năm dương lịch trước liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo tháng hay theo quý.
Theo đó, doanh nghiệp mới thành lập sẽ nộp Tờ khai thuế GTGT theo kỳ kê khai quý ứng với tháng doanh nghiệp được thành lập.
1.5 Kê khai thuế thu nhập cá nhân (TNCN)
- Kỳ kê khai thuế thu nhập cá nhân: Theo tháng hoặc theo quý.
- Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý thì khai thuế thu nhập cá nhân cũng theo quý.
- Trong quý phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên thì phải khai thuế thu nhập cá nhân.
- Trong quý không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của bất kỳ nhân viên nào thì không phải khai thuế thu nhập cá nhân.
1.6 Đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
Hàng quý, căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh: Doanh nghiệp thực hiện tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
1.7 Lựa chọn hóa đơn
Nếu DN mới thành lập đăng ký kê khai thuế GTGT theo PP KHẤU TRỪ thì:
Tiến hành đặt in hóa đơn điện tử
- Sau đó làm Thông báo phát hành hóa đơn điện tử: Chậm nhất năm (05) ngày trước khi DN bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.
Nếu DN kê khai thuế GTGT theo PP TRỰC TIẾP
- Thì phải làm thủ tục mua hóa đơn bán hàng trực tiếp tại cơ quan thuế. (Đây hóa đơn bán hàng thông thường, không phải hóa đơn GTGT).
1.8 Lương và Bảo hiểm
- Làm hợp đồng lao động, quy chế lương thưởng cho nhân viên công ty
- Làm thủ tục tham gia đóng bảo hiểm cho người lao động
1.9 Thiết lập sổ sách kế toán
Sau khi đã hoàn tất các thủ tục hành chính, kế toán tiếp tục thiết lập hệ thống sổ sách kế toán cho doanh nghiệp.
- Lựa chọn chế độ kế toán
- Thiết lập hệ thống sổ sách kế toán trên Exel hoặc mua phần mềm kế toán.
- Lựa chọn phương pháp hạch toán hàng tồn kho và phương pháp tính gía xuất kho của hàng tồn.
- Đăng ký phương pháp tính khấu hao TSCĐ khi có TSCĐ
2. Các loại thuế doanh nghiệp mới phải nộp
Sau khi được thành lập, doanh nghiệp sẽ được cấp mã số doanh nghiệp. Mã số này cũng đồng thời là mã số thuế. Theo đó, doanh nghiệp phải đóng 4 loại lệ phí, thuế chính gồm: Lệ phí môn bài, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, và thuế giá trị gia tăng.
2.1 Thuế môn bài
Lệ phí môn bài, hay thuế môn bài, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm. Thuế môn bài sẽ phụ thuộc vào số vốn điều lệ mà doanh nghiệp kê khai.
a) Mức thu lệ phí môn bài
Mức thu lệ phí môn bài đối với tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3.000.000 (ba triệu) đồng/năm;
- Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống: 2.000.000 (hai triệu) đồng/năm;
- Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác: 1.000.000 (một triệu) đồng/năm.
b) Kê khai và nộp thuế môn bài
Đối với doanh nghiệp thành lập sau ngày 25/02/2020 thì được miễn thuế môn bài năm đầu tiên thành lập. Nếu thành lập thêm chi nhánh/VPĐD thì cũng được miễn phí thuế môn bài trong năm đầu thành lập.
Hồ sơ khai thuế môn bài là Tờ khai thuế môn bài theo mẫu 01/MBAI ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
- Doanh nghiệp khai lệ phí môn bài một lần khi DN mới ra hoạt động kinh doanh, chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh (Đây cũng là thời hạn nộp Tiền thuế môn bài);
- Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở kinh doanh nhưng chưa hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải khai lệ phí môn bài trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2.2 Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
Thuế giá trị gia tăng hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa.
Có hai phương pháp kê khai thuế GTGT mà doanh nghiệp cần lựa chọn để đăng ký kê khai đó là: phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
a) Kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Để áp dụng phương pháp khấu trừ, Công ty đáp ứng các điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 3 Thông tư 119/2014/TT – BTC đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC. Thời hạn nộp mẫu 06/GTGT là trước thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đầu tiên phát sinh và nộp đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì cách tính thuế giá trị gia tăng như sau:
Thuế GTGT = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn đầu vào thì DN phải nộp phần chênh lệch đó. Ngược lại nếu GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì DN sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.
b) Kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
Đối với trường hợp không đăng ký áp dụng phương pháp tính khấu trừ thuế GTGT thì sử dụng phương pháp tính trực tiếp theo công thức sau:
Thuế trực tiếp GTGT = tỷ lệ% x doanh thu
Căn cứ vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để xác định tỷ lệ % này như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%.
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%.
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%.
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.
2.3 Thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.
Công thức tính thuế TNDN
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất thuế TNDN
Căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thực hiện tạm nộp số thuế TNDN của quý chậm nhất vào ngày thứ 30 của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý. Kết thúc năm tài chính doanh nghiệp kê khai quyết toán thuế TNDN.
2.4 Thuế thu nhập cá nhân:
Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN có hai kỳ kê khai đó là theo tháng và theo quý. Trường hợp trong tháng hoặc quý, doanh nghiệp không phát sinh thuế TNCN thì không phải kê khai.
- Kê khai theo quý dành cho: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50 triệu.
- Kê khai theo tháng dành cho: Doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên.
- Công thức tính thuế TNCN
Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế TNCN x thuế suất
Trong đó:
- Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ.
- Thu nhập chịu thuế TNCN là tổng TNCN nhận được từ công ty chi trả - Các khoản thu nhập không tính thuế TNCN.
3. Thủ tục đăng ký thuế cho doanh nghiệp mới thành lập
Doanh nghiệp/đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp có hoạt động sản xuất kinh doanh phải thực hiện đăng ký thuế trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ: Ngày ghi trên Giấy phép đăng ký kinh doanh do các Sở Kế hoạch và Đầu tư từng tỉnh, thành phố cấp.
3.1 Hồ sơ đăng ký thuế
Hồ sơ đăng ký thuế cho doanh nghiệp mới thành lập bao gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT kèm TT 95/2016/TT-BTC
- Bản sao không yêu cầu chứng thực của Giấy phép đăng ký kinh doanh.
3.2 Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế
Hồ sơ đăng ký thuế được nộp tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp của Doanh nghiệp/ Đơn vị trực thuộc Doanh nghiệp.
3.3 Cơ quan tiếp nhận và thời hạn giải quyết hồ sơ đăng ký thuế
a) Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế thực hiện theo quy định tại Điều 25 Luật quản lý thuế, cụ thể:
- Đối với hồ sơ đăng ký thuế bằng giấy:
- Công chức thuế tiếp nhận và đóng dấu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế, ghi rõ thời Điểm nhận hồ sơ, số lượng tài liệu theo bảng kê danh Mục hồ sơ đăng ký thuế đối với trường hợp hồ sơ đăng ký thuế nộp trực tiếp tại cơ quan thuế. Công chức thuế viết phiếu hẹn ngày trả kết quả đăng ký thuế, thời hạn trả kết quả không được quá số ngày quy định của Thông tư này.
- Trường hợp hồ sơ đăng ký thuế gửi bằng đường bưu chính, công chức thuế đóng dấu ghi ngày nhận hồ sơ và ghi sổ văn thư của cơ quan thuế.
- Công chức thuế kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế, trường hợp cần bổ sung hồ sơ, cơ quan thuế phải thông báo cho người nộp thuế ngay trong ngày làm việc (đối với hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ quan thuế); trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ (đối với hồ sơ gửi qua đường bưu chính).
- Đối với hồ sơ đăng ký thuế điện tử:
Việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 110/2015/TT-BTC ngày 28/07/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế.
b) Thời gian giải quyết hồ sơ
Chậm nhất không quá 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan thuế nhận được hồ sơ đăng ký thuế đầy đủ theo quy định của người nộp thuế.
4. Công ty tư vấn kế toán Tân Thành Thịnh
Chính vì bộ phận kế toán vô cùng quan trọng và cần thiết trong mỗi công ty nhất là các công ty mới thành lập. Vì thế mà không phải công ty nào cũng có đủ tiềm lực để xây dựng một bộ phận kế toán năng để thực hiện các nghiệp vụ kế toán hiệu quả nhất.
Do đó công ty Tư vấn thành lập doanh nghiệp – Thuế - Kế toán Tân Thành Thịnh mang đến cho các doanh nghiệp dịch vụ kế toán trọn gói tại tphcm. Nếu bạn đang là chủ sở hữu doanh nghiệp nhưng gặp khó khăn trong việc thuê nhân viên kế toán thì đây sẽ là lựa chọn thích hợp dành cho bạn.
a) Lợi ích của việc thuê kế toán ngoài
Việc sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài mang lại nhiều lợi ích như:
- Sử dụng dịch vụ kế toán thuê ngoài doanh nghiệp sẽ được đội ngũ kế toán giàu kinh nghiệm tư vấn và thay mặt doanh nghiệp thực hiện các công việc kế toán chuẩn xác, đúng thời hạn.
- Tiết kiệm được chi phí
- Tiết kiệm thời gian
- Loại bỏ thời gian và chi phí cho việc tuyển dụng
- Làm việc với kế toán viên chuyên nghiệp
- Đội ngũ kế toán thuê ngoài luôn cập nhật các quy định, nghị định mới đảm bảo làm việc đúng pháp luật.
b) Các gói dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh
Các gói dịch vụ kế toán Tân Thành Thịnh cung cấp gồm:
- Dịch vụ báo cáo thuế
- Dịch vụ kê khai thuế
- Dịch vụ sổ sách kế toán
- Hồ sơ bảo hiểm xã hội
- Dịch vụ kế toán trưởng
c) Cam kết dịch vụ
Cam kết chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ và đúng tiến độ các công việc.
Chịu trách nhiệm bảo mật thông tin kế toán của khách hàng, ngay cả khi hợp đồng cung cấp dịch vụ kế toán đã chấm dứt.
Về chi phí chúng tôi luôn đảm bảo mức giá cạnh tranh trên thị trường, trọn gói dịch vụ hoàn toàn không phát sinh.
Trên đây là những thông tin xoay quanh vấn đề Kế toán doanh nghiệp mới thành lập. Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ của chúng tôi các bạn vui lòng liên hệ Tân Thành Thịnh để được hỗ trợ tốt nhất.
>> Các bạn xem thêm thuế khoán là gì
Công ty TNHH Tư Vấn Doanh Nghiệp - Thuế - Kế Toán Tân Thành Thịnh
- Địa chỉ: 340/46 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, TP HCM
- SĐT: 028 3985 8888 Hotline: 0909 54 8888
- Email: lienhe@tanthanhthinh.com
- www.luatdoanhnghiepvn.com